Friday, May 15, 2009

Lạm phát (Inflation)




Dành 1 buổi tối để nghiên cứu về đề tài lạm phát. Sau khi học, cảm thấy hiểu rõ hơn rất nhiều. Sau đây là tóm tắt những gì thu lượm được, đồng thời trích dẫn nguồn để tham khảo thêm.

Định nghĩa:

Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là việc phải dùng số lượng nội tệ nhiều hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ.

Nguyên nhân:

1. Hiệu quả đầu tư không cao:

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2007, khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế là 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP, trong đó khu vực Nhà nước chiếm 200 nghìn tỷ đồng và phần còn lại của khu vực ngoài Nhà nước và FDI.

Còn tính toán của các nhà kinh tế Đại học Havard cho thấy: năm 2007, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước tính tăng 8,48% so với năm 2006 và chỉ số ICOR của Việt Nam trong năm nay là: 40,4 : 8,48 = 4, 76/1. Điều này được hiểu là tăng vốn đầu tư 4,76% thì chỉ tăng được 1% GDP, thấp xa so với Đài Loan khi họ chỉ đầu tư vốn ở mức 20% GDP nhưng tăng trưởng lại ở mức 9 - 10%, chỉ số ICOR đạt từ 2 - 2,5/1.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Phó vụ trưởng Vụ Nghiên cứu thị trường giá cả nói: "Thông thường, chỉ số ICOR của các nước chỉ 2 - 3/1, chỉ số ICOR Việt Nam xấp xỉ 5 là quá cao và là sự cảnh báo về tăng trưởng thiếu bền vững do thất thoát và lãng phí".

2. Lạm phát tiền tệ (monetary inflation):

Xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Đơn giản hơn là tiền trong lưu thông tăng nhanh hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Ví dụ như tốc độ tăng trưởng cung tiền là 10% nhưng tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế 7% thì lạm phát tiền tệ là 3%.. ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt ngân sách chính phủ bằng cách in tiền, quá nhiều tiền trong lưu thông vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sẽ dẫn đến lạm phát. Chính sách tiền tệ mở rộng sẽ kích thích tổng cầu hang hóa dịch vụ trong nền kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng tổng cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng cung, thì cũng dẫn đến lạm phát.

3. Lạm phát cầu kéo (Demand pull – inflation):

Xuất phát từ sự thay đổi hành vi tổng cầu mang tính đột biến trong nền kinh tế. Các nguyên nhân có thể là do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách thu chi ngân sách mở rộng, hoặc tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức bình thường do khu vực hộ gia đình quá lạc quan, hoặc do khu vực hộ gia đình có nguồn thu nhập từ trên trời rơi xuống (winfalls) như viện trợ nước ngoài, thu nhập do giá cả xuất khẩu tăng đột biến.

4. Lạm phát chi phí đẩy (cost push – inflation):

Xuất phát từ hiện tượng tăng chi phí sản xuất không mong đợi từ phía các doanh nghiệp. Tăng chi phí không mong đợi từ phía doanh nghiệp tạo ra những cú sốc tổng cung bất lợi. Công nhân đình công đòi tăng lương ở diện rộng, giá nguyên liệu gia tăng đột biến, thảm họa tự nhiên làm đình trệ hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp là những ngòi nổ của loại lạm phát này.

Lạm phát tại Việt Nam xuất phát từ cả 4 nguyên nhân trên nhưng phần lớn từ lạm phát chi phí đẩy (cost push inflation), hiệu quả đầu tư không cao. Giá dầu thô trên thế giới lên, vài sự kiện đã tích lũy từ trong quá khứ như dịch SARS, cúm gia cầm. Nguồn cung về thực phẩm gà trong ngắn hạn làm dân chúng dịch chuyển cầu dưới tác động thay thế (substitute effect) sang các loại thực phẩm khác, sự dịch chuyển cầu sang các sản phẩm khác làm cho cung các loại sản phẩm này thiếu hụt tương đối so với cầu và dẫn đến tăng giá. Số lượng người trúng chứng khoán, nhiều người chi tiêu nhiều dịp trước Tết, số Việt Kiều, tiền nước ngoài gởi về VN nhiều...

Biện pháp khắc phục và hệ quả:

1. Neo tỉ giá (Exchange rate anchor):

a) Điển hình: tỷ giá USD đang mất giá trong khi giá vàng đang tăng.

b) Hệ quả: đồng USD đang mất giá và giá cả hàng hóa dịch vụ và đặc biệt là giá vàng bên ngoài tăng --> trình độ cạnh tranh với các nước khác bị sút giảm. Khi cố định tỉ giá và lãi suất chậm thay đổi thì suất sinh lợi của việc giữ USĐ cũng không còn hấp dẫn và giá vàng tăng --> mọi người dân trong nước có tiền đổ hết vào đầu cơ bất động sản.

2. Giảm thuế nhập khẩu hoặc áp dụng giá trần (price ceiling):

a) Điển hình: vừa qua nhà nước chịu lỗ bán xăng dầu để bình ổn giá.

b) Hệ quả: khoản vay nợ trong và ngoài nước sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra khi duy trì một mức giá thấp hơn cân bằng thị trường thì sẽ có hiện tượng cầu vượt cung, điều này tất yếu dẫn đến một thị trường chợ đen và nạn đầu cơ xăng dầu.

3. Chính sách tiền tệ thắt chặt:

a) Điển hình: 4 động thái của nhà nước gây sốc và lao đao nhiều người thời gian này: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%; ban hành Quyết định 03; tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và "hút" 20.300 tỷ đồng từ tín phiếu bắt buộc.

b) Hệ quả:

b1) Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực:
Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Bởi vì Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây.

Đến nay các nguồn vốn khác đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng bị chặn lại. Đó là nghiệp vụ repo và cho vay cầm cố cổ phiếu, cầm cố chứng khoán... của các công ty chứng khoán đối với khách hàng. Bởi vì với Chỉ thị 03 và Quyết định 03, nguồn vốn vay ngân hàng đầu tư vào chứng khoán chặn lại thì còn có cửa ngách khác đó là công ty chứng khoán. Song nguồn vốn để cho vay của các công ty chứng khoán là lại được tài trợ bởi ngân hàng thương mại.

Nhưng nay do tình hình thị trường tiền tệ nóng lên, tiền VND khan hiếm, thanh khoản căng thẳng, nên các ngân hàng thương mại cũng hạn chế, thậm chí là tạm dừng hỗ trợ vốn cho các công ty chứng khoán theo hợp đồng cam kết trước đây, nên các công ty chứng khoán không còn tìm đâu ra nguồn vốn để cho khách hàng của mình thực hiện nghiệp vụ Repo, cầm cố để đầu tư chứng khoán.

b2) Lãi suất cho vay vốn tăng cao:

Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp, yạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm, đồng Việt Nam sẽ tiếp tục lên giá - ảnh hưởng không nhỏ cho xuất khẩu.

4. Cải thiện hiệu quả đầu tư: !!!!!!!!??????

Vấn đề cải thiện hiểu quả đầu tư, đặc biệt từ nguồn vốn đầu tư nhà nước không được xem trọng và giải quyết triệt để. "Khi nói tới lạm phát, mọi người vẫn hay nhắc tới yếu tố tiền tệ mà xem nhẹ vấn đề đầu tư, trong đó có đầu tư công. Yếu tố này chiếm tới 30% nguyên nhân gây ra lạm phát, yếu tố tiền tệ chiếm 40% và 30% còn lại do giá nguyên vật liệu thế giới!". Nước VN vẫn đứng trong nhóm đầu về tình trạng thanh nhũng, quan liêu và lãng phí. Và khi có lạm phát xảy ra, nhà nước không giải quyết triệt để và thích đáng về phương diện này nhưng lại chơi không đẹp với các ngân hàng thương mại. Một điều có thể nhận thấy là khi có lạm phát xảy ra, nhà nước không có sự bồi thường, hổ trợ xác đáng mà chỉ có thường dân hay được gọi là "dân thường" là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

4 comments:

  1. Uhm, V cũng đang lo cái hệ quả mà bé Uyên nói, hic!

    ReplyDelete
  2. @Tora chan: Có thể kết hợp để có cách cải thiện tốt hơn. Tại nhà nước mình ko có tầm nhìn xa và giải quyết triệt để hiệu quả đầu tư đó chứ...
    @Arg, vivi: 2 chị em tính toán, lo xa dữ hen... Anyway, đừng lo lắm, ông bà mình dạy "cưới vợ phải cưới liền tay" mà... :-)

    ReplyDelete
  3. Khó khăn chung của cả nước anh ah!Làm sao để cải thiện vẫn là những dấu chấm hỏi mà thôi!

    ReplyDelete
  4. vấn đề là USD đang mất lòng tin, và một số nước xuất khẩu dầu ko muốn nhận đồng đô la nữa (venezuela chẳng hạn), dẫn đến dự trữ đôla giảm, đương nhiên kéo cầu vàng lên cao --> giá vàng lên, giá vàng lên, hệ quả quan trọng nhất là em sẽ...ế hơn, vì vàng lên ko ai chịu cưới em anh ơi :((

    ReplyDelete