Tôi bắt đầu bằng ba chữ “Tin, sẽ thấy” (Believing is seeing). Tôi vừa nói chuyện với một người bạn mới từ Pháp về. Bạn này đã theo học chuyên môn kế toán và vừa có bằng thạc sĩ. Tuy nhiên, cô ấy lại nói với tôi rằng mình đã uổng phí bảy năm. Công việc mà bây giờ cô ấy thật sự muốn làm là công việc nhân sự.
Tôi hỏi: “Vậy bạn nhận ra điều đó khi vừa tốt nghiệp à?”. Cô bạn trả lời: “Cách đây ba năm”. Trong ba năm qua, cô ấy vẫn tiếp tục học cho xong ngành kế toán để có tấm bằng và vẫn nghe ngóng các việc có liên quan đến lĩnh vực nhân sự mà mình yêu thích. Giờ đây cô ấy nói: “Mình đã mất quá nhiều thời gian”.
Bạn đang ở TP.HCM muốn đến Nha Trang, bạn có thể chọn ngay một chuyến xe buýt nhìn đẹp mắt hoặc do người thân, bạn bè đã mua vé cho bạn đi chuyến xe đó. Ngồi một lát bạn thấy dòng chữ: Hân hoan chào đón đến TP Cần Thơ. Ngay lúc đó bạn sẽ làm gì? Nhảy xuống xe dù không có chuyến xe buýt nào ngay lập tức để quay lại, hay bạn tiếp tục đi với hi vọng có chuyến khác đi ngược lại mình thì mới nhảy xuống?
Đi tiếp thì sẽ quay lại vất vả hơn, mất nhiều thời gian hơn!
Câu hỏi khác lớn hơn: tôi không biết tôi muốn đến Nha Trang, vì vậy tôi bắt bất cứ chuyến xe buýt nào và đến đâu tôi cũng có thể thích nghi được.
Vậy thì khó hơn! “Tôi này” chưa có định hướng!
Bắt đầu bằng ước mơ...
Đặt cho bản thân hàng loạt câu hỏi: điều gì tôi đam mê nhất? Điều gì khiến tôi thức trắng đêm say mê? Bức tranh nào tôi vẽ ra thật đẹp cho tương lai năm năm, mười năm nữa? Bức tranh ấy có ai, có gì? Điều đó khiến tôi cảm thấy hạnh phúc không? Tôi cũng tự đặt cho mình câu hỏi: nếu chỉ còn sống 5 phút nữa, tôi sẽ làm gì? Điều gì mà khi có tôi nhắm mắt cũng được?... Tự đặt những câu hỏi là sự khởi đầu tốt nhất để dẫn dắt chính mình tìm câu trả lời.
Có ước mơ cũng giống như có tầm nhìn. Để đến với tầm nhìn đó, mỗi chúng ta cần vạch ra chiến lược và chiến thuật khác nhau.
Khi tôi muốn thành lập một công ty ở tuổi 22, người bạn cùng phòng trọ nói: “Cậu điên à, cậu không có tiền, không có kinh nghiệm, lại là con gái”. Thầy trưởng khoa đại học (Lyon 3, Pháp) thì bảo: “Rất hay, thầy sẽ tự hào nếu con biến dự án trên giấy này thành hiện thực”.
Trong suốt thời gian sau đó (sáu tháng), thầy là người dẫn dắt và định hướng tôi thực hiện ước mơ. Tôi có ước mơ trước, kế đến là tìm đúng một người huấn luyện có tầm nhìn và có sự khích lệ hào phóng. Ngày đó tôi chưa có gì, chưa có kinh nghiệm, chưa có tiền đầu tư và là con gái. Tôi chưa thấy gì nhưng tôi tin ước mơ của mình sẽ thành hiện thực. Hơn nữa, tôi để mình được bao quanh bởi những người cũng tin vào niềm tin của tôi, tiếp sức cho tôi khi tôi yếu lòng trước thử thách.
Có người đặt cho tôi câu hỏi: “Nếu có con cái, bạn sẽ để lại cho chúng cần câu hay con cá?”. Tôi phân vân. Để lại cá thì chúng không biết câu, còn để lại cần câu thì chúng có dùng đến hay không? Người đó tiếp lời: “Chẳng cần để lại gì cả. Đến thời của chúng cá hết rồi và nếu còn thì cũng không dùng cần để câu nữa”. Người đó nói thêm: “Hãy để lại “niềm tin” để con em luôn ước mơ và tin vào ước mơ, để lại “sự tự kỷ luật” để chúng thực hiện ước mơ, niềm tin đó bằng sự trau dồi mỗi ngày. Điểm cuối cùng cần để lại (mà tôi rất tâm đắc), “sự thay đổi” để chúng luôn chủ động thay đổi bản thân, thay đổi nhận thức; để luôn biết tự tìm cần mà câu cá".
Thạc sĩ LÊ THANH TÚ
(sinh năm 1983, chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Anh,
ĐH thương mại quốc tế tại Pháp)
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
Wednesday, November 12, 2008
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
em thík bài này lắm!
ReplyDeleteem thík bài này lắm!
ReplyDelete