Chà chà, số là khuya nay khinh không lướt net, vô tình té ghế lụm được bí kíp tâm pháp nhà Phật, thấy đắc ý quá nên post lên blog luôn để tiện việc tham khảo sau này. Đó là bài thơ Cư Trần Lạc Đạo Phú của Trúc Lâm, sơ tổ Trần Nhân Tông, dài 10 hội, cuối bài phú có 4 câu kệ. 10 hội dài của bài phú chỉ nói đến những quan điểm của người tu giữa chốn trần ai nhưng toàn bộ nội dung có thể tóm gọn trong 4 câu kệ cuối như là 1 tinh hoa tâm pháp, được rất nhiều người biết đến.
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc san hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch: (ko hiểu nổi tiếng Hán )
Ở đời vui đạo hãy tùy duyên,
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm,
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền.
Giảng: (ko giảng hiểu đc mới hay )
"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên." Cư trần lạc đạo là ở trong vòng bụi bặm mà vui với đạo. Tuy ở thế gian sống trong cảnh trần tục mà vẫn vui với đạo là điều rất đặc biệt. Muốn được vui với đạo thì hãy tùy duyên. Thế nào gọi là tùy duyên?
"Cơ tắc san hề, khốn tắc miên." "Cơ tắc san hề", tức đói thì ăn, "khốn tắc miên" là nhọc thì ngủ. Tùy duyên như vậy thoạt nhìn quá dễ nhưng không phải vậy. Vì người đời đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ, đói không chịu ăn đòi trăm thứ, mệt không chịu ngủ nghĩ muôn việc. Hai chữ "tùy duyên" rất linh động. Tùy duyên có hai kiểu: tùy duyên hợp đạo lý và tùy duyên phi đạo lý. Phải tùy duyên hợp đạo lý, không phải ai bảo sao làm vậy, chẳng phân biệt đúng sai, đó là một sai lầm lớn.
"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch." Trong nhà có sẵn hòn ngọc quí, đừng đi tìm kiếm ở đâu xa. <-- Đọc giảng thì ko hiểu mấy, nhưng đại khái tự hiểu có thể giống câu "peace comes from within, don't seek it without"
"Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền." <-- thích nhất câu này. Là tuyệt chiêu, cảnh giới cao nhất. Ðối với cảnh bên ngoài, dù đẹp hay xấu, trái hay phải, thuận hay nghịch, tiếng khen hay tiếng chê, mà tâm không hề xao xuyến, không hề dấy động. Đuợc như vậy thì đừng hỏi thiền chi nữa. 4 chữ "đối cảnh vô tâm", làm sao 6 căn không dính với 6 trần? Làm sao mắt thấy sắc không dính với sắc, tai nghe tiếng không dính với tiếng, mũi ngửi mùi không dính với mùi, chạm tới vật không dính tới vật...? Làm sao không chấp vào hiểu biết của mình, cái thấy của mình (ngã biết, ngã thấy), để có được hiểu biết toàn diện hơn (chứng ngộ của vô ngã)? Làm sao nhìn sự vật hiện tượng không tham đắm (tham), không chán ghét (sân), không hời hợt (si) để thấy rõ bản chất của nó và tự do hạnh phúc? Ðây chính là tâm yếu của người tu hành và là đối tượng của 48000 pháp tu trong đạo Phật.