Friday, September 26, 2008
Wednesday, September 24, 2008
McCain and Obama on Patriotism (Jun. 25, 2008)
Trích nguyên văn bản dịch, lời phát biểu của Barack Obama:
Khi tôi còn nhỏ, tôi sống ở nước ngoài một thời gian với Mẹ tôi. Và một trong những ký ức sơ khai của tôi về Mẹ là bà đọc cho tôi nghe những dòng chữ đầu tiên trong Tuyên Ngôn Độc Lập, và giải thích cho tôi nghe những ý tưởng trong đó đã được áp dụng vào từng người Mỹ ra sao, người Mỹ da Trắng, da Đen và da Nâu đều giống nhau cả, tất cả đều là người Mỹ. Bà đã dạy cho tôi biết rằng những dòng chữ đó, và những ngôn từ trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, đã bảo vệ chúng ta tránh khỏi những bất công tàn nhẫn mà chúng ta đang là chứng nhân sống cho những số phận con người khác đang phải chịu đựng tại các quốc gia khác trên thế giới.
Mới đây, điều này đã được gợi lại trong tôi khi tôi theo dõi những bất công tàn bạo quanh vấn đề gọi là cuộc bầu cử tại Zimbabwe. Trong nhiều tuần lễ, đảng phái đối lập và những người ủng hộ họ đã bị săn đuổi, tra tấn và sát hại trong vòng bí mật. Họ đã bị kéo ra khỏi nhà họ vào lúc giữa đêm và bóp cổ đến chết trong khi con cái họ nhìn thấy cha mẹ mình đang bị sát hại dã man. Người vợ của một vị thị trưởng tân cử đã bị đánh đập tàn nhẫn đến nỗi ngay chính cả em ruột của bà cũng không nhận ra được thi thể bà, ngoại trừ cái váy mà bà đã mặc trong ngày bà bị sát hại. Ngay cả những cử tri bị tình nghi là đã bội phản lại vị Tổng Thống đương kim cũng bị tập trung lại và bị đánh đập trong nhiều giờ. Tất cả chỉ vì một tội đồ đơn giản - Họ đã đi bỏ lá phiếu bầu của họ.
Quốc Gia của chúng ta là một quốc gia giàu mạnh với nhiều niềm tin và nhận thức khác biệt. Chúng ta tranh luận và bàn cãi những tư tưởng khác biệt của chúng ta một cách sôi động và thường xuyên. Nhưng một khi tất cả những gì cần phải nói đã được nói ra, chúng ta vẫn cùng nhau đoàn kết lại như một khối dân đồng nhứt và tuyên thệ trung thành, không những chỉ đơn thuần cho một nơi chốn trên tấm bản đồ hay một vị lãnh đạo nào đó nhưng tới những dòng chữ mà Mẹ tôi đã từng đọc cho tôi nghe cách đây nhiều năm về trước - "Rằng mọi người đều được tạo ra công bằng, rằng mọi người được Đấng Tạo Hóa ban cho những quyền không thể nào tách bỏ được, trong những quyền này bao gồm quyền Được Sống, quyền Tự Do và quyền Mưu Cầu Hạnh Phúc."
Đó chính là một niềm tin trong những ước mơ đơn giản đích thực của nước Mỹ, một sự khẳng định trên các điều kỳ diệu nhỏ bé. Đó là những ý tưởng mà chúng ta có thể ru đưa vào giấc ngủ của con cháu chúng ta hằng đêm và biết rằng chúng được nuôi dưỡng và an toàn trước các hiểm họa; rằng chúng ta có thể nói những gì chúng ta đang suy nghĩ, viết lên những gì chúng ta đang suy nghĩ, mà không phải lo sợ bị công an, cảnh sát gỏ cửa; rằng chúng ta có thể có một sáng kiến và khởi sự công việc làm ăn riêng rẽ của chúng ta mà không phải nộp hối lộ; rằng chúng ta có thể tham dự vào các tiến trình chính trị mà không phải lo sợ bị trả thù; và rằng các lá phiếu bầu của chúng ta sẽ được đếm trong các cuộc bầu cử.
Với tôi, đó là niềm tin yêu và việc bảo vệ những lý tưởng này chính là ý nghĩa thực sự của lòng yêu nước. Đó là những lý tưởng không thuộc về bất kỳ đảng phái nào hay bất kỳ nhóm người nào nhưng là sự kêu gọi mỗi một chúng ta đóng góp phần của mình vào sự thịnh vượng chung của chúng ta.
Tôi viết lên điều này với sự hiểu biết rằng nếu những thế hệ cha ông trước đó của chúng ta đã không đứng lên để nhận lãnh trách nhiệm trong thời của mình, thì có lẽ tôi đã không đứng trong vị trí của tôi vào ngày hôm nay. Là một người trẻ mang hai dòng máu trong người, không có được những nối kết, gốc gác trong bất kỳ cộng đồng nào, không có được chính cả bàn tay dẫn dắt của người Cha, thì đây chính là lý tưởng của người Mỹ mà vận mạng của chúng ta đã không cần phải được viết trước khi chúng ta ra đời để định nghĩa cuộc đời của chúng ta. Và đó chính là nguồn cội của lòng tin yêu của tôi đối với đất nước này: bởi vì với một người Mẹ có gốc từ Kansas và một người Cha có gốc từ đất nước Kenya, tôi biết rằng những câu chuyện giống như câu chuyện đời tôi chỉ có thể xảy ra ở nước Mỹ mà thôi.
Trích một phần bản dịch, lời phát biểu của John McCain:
Người công dân tốt và người yêu nước biết rằng hạnh phúc cao cả hơn sự nhàn hạ, và lòng cao thượng cao cả hơn khoái lạc. Những kẻ hoài nghi, yếm thế và những kẻ lãnh đạm không biết họ đã mất mát điều gì. Những sai lầm của họ là một ngăn cản không những chỉ cho sự tiến triển của nên văn minh mà còn đến hạnh phúc cá nhân của chính họ.
Nguồn tiếng Anh: http://www.time.com/time/nation/article/0,8599,1818037-2,00.html
Tham khảo toàn bộ bản dịch: http://blog.360.yahoo.com/blog-3dfXPVI1YbPmEY.OPI7B.2qsZA--?cq=1&p=1140
Tuesday, September 23, 2008
Nhục là gì?
"Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam..." Giả sử tôi chỉ nghe 1 câu nói này thôi, tôi cũng sẽ suy nghĩ. Ở đây, tôi không muốn phân biệt đúng sai, chỉ muốn tìm hiều: nhục là gì và vì sao người ta nhục?
Theo tiếng Hán, nghĩa đen "nhục" là thịt. "Nhục thể" là nói về tính xác thịt. Vào thời bao cấp, khi người dân phải xếp hàng nhận thịt từ nhà nước cấp, đã có người chỉ vào miếng thịt nhận được và nói rằng: "Đây là miếng nhục."
Nhục cũng có nhiều loại.
Nhục cho chính mình khi bị người khác phê phán, dè biểu, không tin tưởng. Nhục cho chính mình khi bị người khác chà đạp nhân phẩm và khi cảm thấy nhân cách của mình không được tôn trọng. Biết nhục cho chính mình là điều tốt vì còn biết phân biệt đúng sai, trong thâm tâm còn nhân cách và lòng tự trọng.
Nhục thay cho người khác khi người đó không cần biết mình sai. Bản thân người ấy, vốn sống gần gũi với mình, đã không còn lương tâm và lòng tự trọng. Lấy nhục làm vinh, được người khác nhục thay là gấp 2 lần nhục.
Cha Mẹ cảm thấy nhục với bà con, hàng xóm khi đứa con mình xấu xa, ngỗ ngược. Con cái cảm thấy nhục với chúng bạn khi được biết có người Cha say xỉn, bê tha. Người ta cảm thấy nhục vì người ta yêu. Càng yêu nhiều mà người mình yêu, nơi mình xuất xứ, nơi mình yêu bị xúc phạm hay kém cỏi thì càng cảm thấy nhục.
Nếu là người yêu nước thực sự, làm sao lại không thấy nhục khi hàng chục ngàn thiếu nữ Việt Nam vì đói nghèo mà phải nhắm mắt đưa chân lấy những ông chồng mình không yêu tại Đài Loan, Hàn Quốc… Làm vợ người ta mà cứ như là đi làm con sen đầy tớ! Làm sao không thấy nhục khi hàng trăm ngàn thanh niên Việt Nam phải đi vay mượn hàng trăm triệu đồng để có được cơ may rời làng quê đi làm thuê cho các ông chủ ở ngoại quốc! Chỉ có những kẻ thờ ơ với dân tộc, với con người Việt Nam mới không thấy nhục trước những hoàn cảnh đáng thương đang xảy ra tại đất nước Việt Nam này.
Trải qua dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, làm sao người dân Việt có thể vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc nếu trước đó họ không cảm thấy nhục khi phải sống kiếp nô lệ đọa đày? Và hôm nay, với lịch sử 4000 năm, với những con người thông minh chịu khó và thiên nhiên ưu đãi mà đất nước Việt Nam vẫn cứ phải xếp vào diện các nước nghèo. Trong khi đó thì tham nhũng trở thành quốc nạn, sự dối trá, tính hình thức đang là những căn bệnh trầm kha của đất nước. Như thế thử hỏi rằng những con người thực sự yêu đất nước có cảm thấy nhục cho dân tộc mình?
Nhà văn nổi tiếng Nguyễn Huy Thiệp đã nói "càng có tâm lớn càng thấy nhục". Chỉ có những con người vô cảm mới không thấy nhục khi đất nước Việt Nam còn đói nghèo và nhiều tệ nạn, bệnh hoạn. Chỉ có những con người ích kỉ, không còn lương tri mới không cảm thấy nhục, không thấy đau trước nỗi đau khổ của hàng triệu người dân Việt Nam lam lũ.
Nhưng ô hay, hóa ra tất cả chỉ vì miếng nhục. Con người vì miếng nhục, mặc dù đã thừa mứa vẫn bất chấp luân thường đạo lý. Người dân vì miếng nhục phải làm ngơ, tiếp tay cho cái xấu hoặc nhắm mắt đưa chân.
Đảo điên cho thế thái nhân tình.
Tuesday, September 16, 2008
Sài gòn xưa và nay
Nhà hàng Continental - đường Tự Do (giờ là đường Đồng Khởi)
Rạp Rex:
Đường Nguyễn Huệ:
Nhà hát thành phố:
Nữ sinh Gia Long, hình chụp trong sân trường:
Thư viện Abraham Lincoln:
Bưu điện Sài Gòn:
Xe hoa ngày cưới:
Công viên Sài Gòn:
Sông Sài Gòn:
Nhà thờ Đức Bà:
Ngày lễ Hai Bà Trưng được tổ chức mỗi năm vào ngày 6 tháng 2 Âm Lịch tại Sài Gòn. Hằng năm thành phố chọn ra một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành:
Hồ con Rùa:
Và Thành Phố Hồ Chí Minh ngày hôm nay:
Saturday, September 13, 2008
Tuesday, September 9, 2008
Born to try
Smooth sea never makes good sailors.
Clear skies never make good pilots.
Problem free life never makes a strong person.
Be strong enough to accept the challenges of life.
Don't ask life: "Why me?". Instead say: "Try me".
Put yourself to the limit. You'll see your strength.
Monday, September 1, 2008
Again & Again
Vietnam Living Standards
A typical family with all their possessions in the U.K., an advanced economy.
Life expectancy: 76.37 years
Adult literacy: 99%
A typical family with all their possessions in Mexico, a middle income country.
Life expectancy: 73.05 years
Adult literacy: 92.4%
A typical family with all their possessions in Mali, a poor country.
Life expectancy: 48 years
Adult literacy: 53.5%
Unfortunately, there is not a picture for VN but I think a typical VN family is not much difficult to find around VN countrysides or provinces. The chosen family could be one which has average income per person = $2,600 per year ($216 per month) within an area which has life expectancy = 68.52 years and adult literacy = 93.9%.
Those numbers tell us approximately how much, on average, productivity and well-being of a country. They don't tell us how healthy people are, are they happy and joyful, does their country have beautiful landscapes or famous history, are people brave and intelligent, do they have stable and effective government, how are their institutions, infrastructure, education, technology, innovation etc... Yet, the cause and effect reasoning could be applied to deduce the answer. GDP is not the perfect number but there are reasons (both obvious and subtle) to explain why such a country has that level of productivity. Well-being of a country relies on strengths, weaknesses of each and relationship of 3 economic entities: individual, organization and nation in which nation plays a governed role with underlying input factors: economic and political systems, transparency, political stability, international relations, history and culture...
However, VN government transparency is still a major problem. How much critical red-tape, bureaucracy and bribery issue is? Is wastefulness of government spending becoming nationwide? How much burden of government regulation? Is there reliable social supervision (television broadcasts, newspapers, radio, ...) which directly informs what are the citizen-government problems, how many VN citizens believe and happy with their government operation?
Why do people in so many places protest, sue government officials for their land dispute but our media communication still keeps silent? What law is this to arrest journalists? Is that Truong Sa, Hoand Sa islands already sold to China? How is VN national security system? How much is spent on education, infrastructure? Where tax revenue, FDI budget is going? The country interests and well-being are based on and being served for majority honest, sincere Vietnameses or just being served for small group of corrupted individuals?
Lots of questions but certainly any neutral Vietnamese could come with some similar, common answers. More important questions for the future are: could Vietnamese people organize into such a big, cohesive group to demonstrate their legitimate interests? Would we still have stable government institutions for the next 30-40 years when the background conflicts are becoming more and more profound? What are considered costs for VN (a country with beautiful landscapes, rich natural resources along with many peaceful, gentle, honest, intelligent people) to become a rich, developed country?
"When much is wrong, much needs to be hidden." At the individual, organization or nation level, a good life for many citizens is a strong, transparent and efficient nation for all.
References:
The World Fact Book: https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html
Essentials of Economic (4th Edition) - N. Gregory Mankiw
3x3 Economic Integration Model (Tran, Schafer, Ogburn & To - 2002)