Sunday, June 24, 2007

Talking with Wind

Again, in this very room, I'm asking the wind, passing through my window: "How you are such so free? If I want to be free like you, do I have to take risks? If I want to enjoy the freedom and happiness, should I always be generous, kindly hearted? Although my physical mind is full of questions or I may in doubt, I shouldn't ask questions, I have to follow my heart, my feeling and move on?"

When the wind comes to my room, did you choose me by considering who I am, what I am doing or what faith I follow? If you have to consider those, are you really free?

Unfortunately, the wind comes so fast. It passed through and has never heard what I am talking. Naturally, it doesn't have time to visit and understand any room. It's busy with its own journey, own thinking and it doesn't stop.

Con Người - Tôn Giáo

Nhiều người không thích nói về tôn giáo và chính trị. Tôi cũng không thích và không muốn nói về điều này vì nó thuộc phạm vi trừu tượng, siêu nhiên mà tôi không thể nào hiểu hết được. Hơn nữa đó là quan điểm riêng, tự do cá nhân rất riêng của mỗi người. Nhưng vấn đề tôn giáo chợt làm tôi băn khoăn, trăn trở rất nhiều khi nhận thấy nhiều người có quan điểm rất khác nhau về tôn giáo và từ đó đáng buồn thay lại sinh ra ít nhiều kì thị về tôn giáo và sự rạn nứt niềm tin lẫn nhau. Sự khác nhau về quan điểm này, nếu không khéo có thể ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình, tình bạn, sự tự do lựa chọn; chúng sinh ra rào cản và hạn chế con người đến với nhau. Sau đây tôi xin nói một chút về tôn giáo, nhưng nói đúng ra, tôi nói về con người và mối liên kết của con người với tôn giáo.

Khi chúng ta trưởng thành, có ý thức về sự hiện diện tồn tại của mình trên cõi đời này, tôi tin chắc chúng ta đã từng ít nhiều suy nghĩ đến một trong những vấn đề sau:

1. Bởi đâu có vũ trụ này?
2. Bởi đâu có bản thân chúng ta?
3. Đâu là mục đích của cuộc đời?
4. Chết rồi sẽ đi về đâu?
5. Làm điều thiện ai thưởng công cho?
6. Làm điều ác, ai sẽ phạt tội?
7. Ai sẽ thỏa mãn khát vọng hạnh phúc tuyệt đối của chúng ta?

Và từ những câu hỏi căn bản hầu như không có lời giải đáp nào được tất cả mọi người chấp nhận như vậy, với kiến thức và tầm nhìn rất hạn hẹp của mình, tôi quan niệm tôn giáo đơn giản là sự lựa chọn về niềm tin. Với lý trí và sự tự do vốn có của con người, có 2 câu hỏi quan trọng được đặt ra cho bạn lựa chọn:

1. Ban tin hay không tin có Đấng Tạo Hóa?
2. Nếu bạn tin có Đấng Tạo Hóa, bạn sẽ theo tôn giáo nào? Niềm tin và tôn giáo ấy có giúp gì được cho bạn không?

Xét về câu hỏi thứ nhất, “chúng ta thấy rằng, mặc dù trên bề mặt con người rất khác nhau về tuổi tác, địa vị, giai cấp, học vấn, giống phái, chủng tộc, kinh nghiệm đời, quan điểm chính trị, v.v., cả nhân loại chỉ ở một trong hai phe: Một phe cho rằng có Đấng Tạo Hoá tạo ra vũ trụ trong đó có con người; một phe cho rằng vũ trụ tự nhiên mà có. Trong cả hai phe, có đủ các chuyên gia khoa học có nhiều năm nghiên cứu trong các ngành khoa học liên đới. Như vậy vấn đề Thuyết Tiến Hoá không chỉ nằm trong mặt phẳng vật chất, và tâm trí mà nằm trong mặt phẳng tâm linh, trên đó con người phải tự hỏi và phải trả lời cho chính mình: Có Đấng Tạo Hóa hay không?”

Cuối bài viết này bạn có thể tham khảo 2 bài viết tiêu biểu cho sự bảo vệ niềm tin vào sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa. Dầu gì đi nữa, tôi tin rằng cũng có rất nhiều biện chứng, tài liệu chứng minh ngược lại.

Xét về câu hỏi thứ hai, có người chọn tôn giáo theo truyền thống gia đình, có người qua quá trình tìm hiểu, qua xã hội, cộng đồng tác động, qua sự cảm nhận riêng của mình mà đến với tôn giáo. Sự chuyển đổi từ tôn giáo này qua tôn giáo khác, bỏ đạo, từ chối niềm tin trước đây của mình cũng không phải hiếm.

Quan điểm của tôi trước 2 câu hỏi này là đó là sự lựa chọn rất riêng của mỗi người. Quan trọng hơn hết tôi quan niệm tôi cần tìm hiểu con người để suy ra mối liên kết của họ với tôn giáo chứ không phải theo chiều ngược lại, tìm hiểu hạn hẹp về tôn giáo để suy ra con người.

Tôi sẽ tìm hiểu con người, lối sống của bạn để từ đó biết được bạn theo “đạo” nào. “Đạo” ở đây là con đường hướng thiện mà bạn chọn, con người lý tưởng mà bạn hướng tới. “Đạo” ở đây chỉ đơn giản là đạo làm người. Bạn sống trong xã hội, với “tính bổn thiện”, được giáo dục, bạn biết được điều tốt và điều xấu, bạn biết cách đối xử với nhau cho hợp tình hợp lý, hợp lẽ công bằng. Bạn có biết lắng nghe và chia sẻ hay “đạo” của bạn là chủ nghĩa cá nhân, mạnh được yếu thua, dửng dưng, vô cảm đối với mọi người?

Tôi sẽ không đi theo cách ngược lại, tìm hiểu hạn hẹp về tôn giáo bạn rồi suy ra con người bạn. Giả sử tôi biết có một số người thuộc tôn giáo bạn làm điều xấu, đã từng hại tôi và gia đình tôi, vậy bạn chắc chắn là người xấu khi theo tôn giáo đó? Trong xã hội luôn luôn có người tốt, người xấu, bạn có công nhận với tôi rằng không phải ai cứ đi nhà thờ, đọc kinh, ăn chay, niệm phật thì người đó đều là người tốt. Ca dao Việt Nam cũng có câu rất hay: “Thà ăn mặn mà nói ngay, còn hơn an chay mà nói dối”. Dầu gì đi nữa khi một trong những anh em mình vấp ngã, làm điều ác, không theo sự hướng dẫn của đạo, đó cũng chỉ là điều bình thường. Phàm con người ai cũng có những giới hạn, yếu đuối của mình, bạn theo một tôn giáo nhất định nào đó, bạn có những hướng dẫn để làm người tốt, bạn có niềm tin, sự răn đe để sợ làm điều xấu nhưng theo hay không theo những hướng dẫn đó và có ngại làm điều xấu hay không là do chính cá nhân bạn quyết định.

Giả sử một người nào đó dẫn lại trước đám đông một người phạm tội và nói với đám đông rằng: "Ai trong các ông cảm thấy mình hoàn toàn trong sạch, hãy đứng ra, xét xử người này đi." Liệu có ai đứng ra không? Nhưng nếu hỏi: "Người này đã phạm tội gì (luật gì)?" thì sẽ có rất nhiều người lên tiếng. Chúng ta chỉ có thể phê phán, xét xử người khác dựa trên điều lệ hoặc pháp luật được định trước chứ hoàn toàn không thể dựa vào sự trong sạch của mình.

Hơn nữa, nếu bạn vì thành kiến với đạo mà vô lý làm hại, làm tổn thương người trong đạo khi họ thật sự là người tốt thì xét cho cùng ai là người tốt ai là người xấu? Bạn vinh vào thành kiến của đạo để biện hộ cho hành động sai trái của mình, vậy bạn không sợ người khác có thành kiến với bạn? Bạn quan niệm người có đạo khi làm điều xấu thật đáng chê cười còn bạn vì không có đạo nên không cần bận tâm gì cả, tự do làm những gì bạn thích?

Tôi ngại khi đưa ra nhận xét của mình về bất kì tôn giáo nào vì tôi biết kiến thức và tầm nhìn mình hạn hẹp. Nhưng tôi không ngại đưa ra nhận xét của mình về bạn bè tôi khi tôi đã thật sự hiểu tôi và hiểu họ. Đối với tôn giáo, tôi quan niệm mình hãy có cái nhìn khách quan. Tôi sẽ không quan trọng bạn theo tôn giáo nào, có hay không niềm tin vào Đấng Tạo Hóa. Tôi cũng sẽ không thuyết giáo, cố gắng thuyết phục bạn theo tôn giáo tôi. Nếu bạn hiểu tôi và cảm thấy thú vị khi tìm hiểu về tôn giáo, bạn có thể tìm hiểu và có thể lựa chọn. Sự tìm hiểu và lựa chọn vào con người cũng vậy. Vấn đề ở đây chỉ là thứ tự trước sau.

Bạn không thể dựa vào tầm nhìn hạn chế của mình về tôn giáo để suy ra con người nhưng hãy tìm hiểu con người để biết được cái “Đạo” của người ấy.


Niềm hạnh phúc tuyệt vời

Tác giả: Phan Như Ngọc (Nguyên trưởng phòng vật lý hạt nhân tại Viện Vật Lý Viện Khoa Học Việt Nam


Tôi sinh ra và lớn lên trong lòng Miền Bắc XHCN vô thần. Suốt mười năm học trường phổ thông, tôi luôn luôn được dạy rằng vũ trụ này tự nhiên mà có, không có Ông Trời nào hết.

Rồi tôi vào học ngành vật lý của Trường Ðại Học Tổng Hợp Hà Nội. Tôi phải học triết học duy vật một cách có hệ thống, trong đó sợi chỉ đỏ xuyên suốt là quan điểm vật chất có trước, vật chất đẻ ra ý thức, vật chất quyết định ý thức. Chỉ những gì con người cảm nhận được trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các phương tiện máy móc, thì mới tồn tại (hay hiện hữu). Như thế, chủ nghĩa duy vật đương nhiên chối bỏ sự hiện hữu của Ðức Chúa Trời, vì không ai có thể sờ đụng hoặc cảm nhận được Ngài nhờ các giác quan của mình. Bấy giờ tôi cảm thấy chủ nghĩa duy vật là đúng. Ai tin có Chúa tôi đều cho là duy tâm, là mê tín dị đoan cả.

Sau khi tốt nghiệp, tôi làm nghề dạy học. Tôi phải vừa dạy vật lý, vừa thông qua môn học này để giáo dục tư tưởng duy vật cho sinh viên. Vì thực tâm tin ở sự đúng đắn của chủ nghĩa duy vật, nên tôi giảng dạy rất say sưa, không thấy gì gò bó cả. Mười ba năm dạy học là mười ba năm góp phần tuyên truyền cho chủ nghĩa vô thần chống Chúa trong đi ngũ trí thức Việt Nam. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy xót xa ân hận vô cùng. Nếu linh hồn của lớp đàn em tôi bị hư mất, thì chính tôi phải chịu một phần trách nhiệm. Tôi đã vô tình gây nên tội.

Năm 1976, tôi được đi làm nghiên cứu sinh ở Hungary. Có chút bằng cấp nước ngoài rồi, tôi không dạy học nữa mà xin về làm ở Viện Vật Lý thuộc Viện Khoa Học Việt Nam. Về sau, tôi được cử làm trưởng phòng của Phòng Nghiên Cứu Vật Lý Hạt Nhân, trong đó có 6 phó tiến sĩ cùng làm việc. Chúng tôi đã từng ký kết và thực hiện hợp đồng với Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế (International Atomic Energy Agency), cộng tác nghiên cứu các phản ứng tổng hợp hạt nhân (fusion reactions) thuộc đề tài sử dụng năng lượng tổng hợp hạt nhân vào mục đích hòa bình. Tôi đã đi dự một số hội nghị khoa học quốc tế để báo cáo về các công trình nghiên cứu này. Bước đường sự nghiệp của tôi, tuy chưa bằng ai, nhưng đối với tôi có thể coi là toại nguyện.

Chỗ làm việc của tôi thật lý tưởng. Bây giờ, khi đã tin Chúa, tôi thấy kế hoạch của Ngài đào tạo tôi thật quá kỳ diệu. Không có bàn tay chăm sóc của Ngài thì một thường dân như tôi sao có thể được ưu đãi như thế. Cảm ơn Chúa thật nhiều!

Vì nhiều lý do, năm 1989, nhân một chuyến đi công tác nước ngoài, tôi đã xin ở lại Ðức. Một hôm ở trại tỵ nạn Heilbronn, tôi gặp nhà truyền đạo Hà Lan Henk Wolthaus. Ông đến trại để phát sách Cơ Ðốc cho mọi người. Sau khi nói chuyện với ông một lát, tôi xin ông một cuốn Kinh Thánh bằng tiếng Anh (vì ông không có Kinh Thánh tiếng Việt), và một vài cuốn sách nhỏ khác. Tối hôm đó, tôi bắt đầu đọc thử các sách mới xin xem sao.

Ngay từ dòng đầu Kinh Thánh, tôi đã thấy vô lý: "Ban đầu, Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất". Lương tri tôi bật lò xo. Ðó là phản ứng tự nhiên của một người đã sống gần năm mươi năm với chủ nghĩa vô thần. Nhưng rồi tôi nhớ lại, chính Newton cũng cho rằng sở dĩ các thiên thể chuyển động nhịp nhàng được là nhờ "cái hích đầu tiên của Thiên Chúa", mà ngày trước tôi đã từng phân tích cho sinh viên đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tự nhiên tôi nghĩ rằng Newton, người phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ, được coi là phát minh vĩ đại nhất của lịch sử văn minh nhân loại, lại có thể kém như thế ư? Và tôi tự trả lời: không thể được, chắc là mình dốt, không hiểu được ông ta, có lẽ Ðức Chúa Trời có thật. Rồi tôi đọc tiếp câu chuyện Chúa sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày. Tất cả như một truyện thần thoại dành cho trẻ con. Khi đọc đến Tân Ước, tôi lại càng thấy nhiều điều không thể chấp nhận được. Có thể tin chăng một bà mẹ đồng trinh sinh con, một người mù được sáng, người cùi được sạch, người què được lành, người chết đã có mùi được sống lại chỉ nhờ những lời phán? Ai có thể đi bộ trên mặt nước, ra lệnh bắt bão tố vô tri phải dừng?

Những phép lạ đầy rẫy trong Kinh Thánh làm cho cái đầu quen suy nghĩ theo kiểu vô thần của tôi không sao hiểu nổi. Ðúng lúc ấy, trong đầu tôi nẩy ra một câu hỏi mà bây giờ tôi biết là chính Chúa đã đến và gỡ mối cho tôi. Câu hỏi đó là: Sức mạnh nào khiến cho hàng tỷ người trên thế giới, trong đó có hầu hết các nhà khoa học vĩ đại mà tôi từng ngưỡng mộ, tin Kinh Thánh? Họ cuồng tín, hay chính mình ngu dốt? Từ những cuốn sách mỏng xin của Henk, tôi đã đọc thấy những câu bất hủ sau đây:

Charles Dickens viết: "Kinh Thánh Tân Ước chính là cuốn sách tốt nhất đã từng hoặc sẽ được biết đến trên thế giới".

Ngài Isaac Newton, nhà khoa học mà tôi đầy lòng khâm phục, đã kết luận: "Trong Kinh Thánh có nhiều biểu hiện chắc chắn về tính có thực hơn trong bất cứ một câu chuyện nào chống lại sách đó".

Victor Hugo viết: "Nước Anh có hai cuốn sách, Kinh Thánh và Shakespeare. Nước Anh sinh ra Shakespeare, còn Kinh Thánh làm nên Nước Anh".

Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: "Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt".

Lúc bấy giờ, tôi chưa hiểu được nhiều, nhưng Chúa biết tôi là người từng được học và làm khoa học nên đã dùng tiếng nói của chính các nhà khoa học thật lớn để mở mắt cho tôi. Tôi lại nhớ đến một câu chuyện về Newton. Sau khi ông phát minh ra định luật hấp dẫn vũ trụ kỳ diệu, nhiều người đã hỏi ông làm cách nào ông lại có thể phát minh ra định luật vĩ đại như vậy. Newton vừa cười vừa trả lời: "Ðó là nhờ tôi đã đứng trên vai những người khổng lồ". Chúa như đang nhắc nhở tôi: "Hãy đứng lên vai những người khổng lồ này thì con sẽ nhận ra Chân Lý của Ta". Quả nhiên tôi đã bị Ngài bắt phục dễ dàng. Cái tư tưởng vô thần, được tích lũy công phu và sử dụng trong bao nhiêu năm nay, bị đánh bật khỏi đầu tôi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đơn giản: không có Ðức Chúa Trời vì không ai chứng minh được sự hiện hữu của Ngài. Nhưng bây giờ tôi lại biết đặt câu hỏi mới: "Ai đã chứng minh được Ðức Chúa Trời không hiện hữu?" Tất cả chỉ dựa vào cảm giác của con người; mà cảm giác thì không phải là một cách chứng minh khoa học. Người đứng ở Trái đất nói rằng Mặt Trăng quay quanh Trái Ðất; nhưng quan sát viên đứng ở Mặt Trăng sẽ bảo Trái Ðất quay quanh Mặt Trăng. Ai đúng? Hơn nữa, có nhiều cái hiện hữu mà không thể nhận biết được bằng cảm giác, chẳng hạn như trí khôn con người. Không có và không thể có một máy nào đo được trí khôn. Vì vậy, quan niệm "Có Chúa" hay "Không Có Chúa" là vấn đề Ðức Tin, nằm ngoài phạm vi của khoa học, của cảm giác. Nói theo ngôn ngữ khoa học đây là những tiên đề (axioms).

Thật ra tiên đề Có Chúa dễ tin hơn nhiều. Nhà bác học Newton đã làm một mô hình hệ thống Mặt Trời rất đẹp để ngay trên bàn làm việc. Một hôm có một người bạn vô thần đến thăm. Ông bạn khen mô hình đẹp quá và hỏi rằng "Ai đã làm nên vậy?". Newton cười hóm hỉnh trả lời "Tự nhiên mà có đấy thôi". Ông bạn không tin. Newton trả lời: "Thế thì tại sao cậu lại tin cả cái vũ trụ vĩ đại chuyển động nhịp nhàng này tự nhiên mà có, không cần Ðấng Sáng Tạo? "

Tương tự như vậy, nếu đi làm về mà có cơm dẻo canh ngọt trên bàn thì nhất định chúng ta tin rằng phải có một bàn tay khác chăm sóc. Chân lý đó thật quá đơn giản, vậy mà tại sao nhiều người (kể cả tôi trước đây) lại theo tiên đề không Có Chúa. Kinh Thánh có câu trả lời: "vì chúa đời này (ma quỷ) đã làm mù lòng họ ".

Tính muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên, tính di truyền kỳ diệu: hạt giống nào sinh cây trái đó, vẻ đẹp tuyệt vời của những nàng hoa, sự hài hòa và hoàn thiện của cơ thể con người, sự hùng vĩ của bầu trời sao; tất cả những cái đó, cùng với những ý kiến các vĩ nhân mà tôi hằng kính phục, chính là sự minh họa tuyệt vời và là cơ sở để cho tôi tin rằng phải có Ðấng Sáng Tạo. Ðó chính là Ðức Chúa Trời toàn năng (He possesses all power: omnipotent) toàn tri (He knows everything), toàn trí (He has all knowledge: omniscient) và toàn tại (He is present everywhere at one and the same time: omnipresent).

Dần dần tôi cũng tin Kinh Thánh là Lời hằng sống của Ðức Chúa Trời, vì dù đã được viết bởi hơn bốn mươi tác giả, ở những địa diểm khác nhau, trải ra 1500 năm, nhưng Kinh Thánh là một thể thống nhất. Từ đầu đến cuối đều nói về kế hoạch cứu rỗi của Chúa đối với nhân loại. Thật ra, đây cũng là vấn đề của Ðức Tin, là tiên đề thứ hai cho mọi người tin Chúa.

Một trong những khái niệm khó nhất là khái niệm Ðức Chúa Trời ba ngôi một thể.

Cảm tạ Chúa đã đào tạo tôi thành một người nghiên cứu vật lý, nên điều này đối với tôi lại rất dễ chấp nhận khi so sánh với nước. Nước cũng có ba trạng thái là rắn, lỏng và hơi. Ba trạng thái vật chất ấy đều có cùng bản chất là H2O. Có thể nói ba là một, một nhưng là ba. Ở đâu có một là có cả ba trạng thái. Ðiều thật khó hiểu đã trở thành quá rõ ràng, mặc dù đây chỉ là một sự so sánh rất khập khiễng, một sự minh họa rất đại khái mà thôi.

Khi đã có những niềm tin cơ bản ấy (thừa nhận cả hai tiên đề), thì mọi thắc mắc về các phép lạ đều được giải đáp dễ dàng. Ðức Chúa Giê-xu chính là Ðức Chúa Trời hiện thân làm người như chúng ta. Như vậy, Ngài là Ðấng Sáng Tạo. Chính Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ này, phép lạ vĩ đại nhất, thì những phép lạ khác trong Tân Ước, như đi bộ trên mặt nước, gọi người chết sống lại, đối với Ngài có gì là khó thực hiện.

Những lời dạy của Chúa Giê-xu đã gây cho tôi nhiều xúc động, vì thấy tình yêu thương của Ngài thật vô bờ bến. Ngài cũng phán: "Ta là Ðường Ði, Chân Lý, và Nguồn Sống. Nếu không nhờ Ta, không ai được đến với Cha". Ngài không tìm đường đi tới hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta, mà chính Ngài là con đường dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi linh hồn. Ngài không nói tới một chân lý nào khác, vì chính Ngài là chân lý tuyệt đối duy nhất. Và cũng chính Ngài là nguồn sống, vì tổ phụ A-đam của chúng ta đã nhờ sinh khí của Ngài mà trở thành một loài sinh linh.

Người Việt Nam cũng tin có Ông Trời. Ca dao Việt Nam có bài:

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Cho đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp
...

Con người tưởng rằng có thể trực tiếp đến với Ðức Chúa Trời, đến với Cha Thiên Thượng. Chúa Giê-xu cho biết: tội lỗi đã tạo ra một hố ngăn cách giữa nhân loại với Ðức Chúa Trời, và bây giờ chính Ngài là chiếc cầu duy nhất bắc qua hố thẳm ấy. Ai không tin nhận Ngài thì không thể đến cùng Ðức Chúa Trời được. Ngài cũng phán: "Này, Ta đứng ngoài cửa mà gõ. Nếu ai nghe tiếng Ta mà mở cửa cho, Ta sẽ vào ăn bữa tối với người đó, chỉ người với Ta".

Thật sự cảm động trước những lời dạy đầy tình yêu thương ấy, tôi đã quỳ gối ăn năn về tội lỗi trong những năm sống vô thần, và thành kính mời Ngài vào làm chủ cuộc đời mình. Từ đó đời tôi hoàn toàn được đổi mới, tràn ngập ánh sáng, bình an và hy vọng.

Thưa quý vị,

Với bài viết ngắn này, tôi không thể nào nói hết được những phước hạnh mà Chúa đã ban cho tôi từ ngày tôi tin nhận Ngài. Trước đây tôi cứ nghĩ chết là hết. Thật ra không phải thế. Kinh Thánh cho biết rằng chết là bắt đầu một cuộc đời mới, như hạt giống chết đi để bắt đầu cuộc đời của một cây xanh. Chúa Giê-xu cũng dạy rằng: "Ðức Chúa Trời yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, để cho hễ ai tin Con ấy không bị hư vong mà có sự sống đời đời".

Ðể kết thúc, xin cho phép tôi trích dẫn lời của Albert Einstein: "Tôn giáo của tôi là sự hạ mình chiêm ngưỡng Ðấng vốn là thần linh, tối cao, vô hạn, đã tự bày tỏ chính Ngài trong những phần tử vô cùng nhỏ bé của vũ trụ, để cho chúng ta có thể bằng tư duy thiển cận tầm thường của mình cũng nhận biết được Ngài. Chính sự hiểu biết về những quy luật tuyệt vời của vũ trụ vĩ đại và kỳ diệu đã đem đến cho tôi niềm tin sâu sắc về sự hiện diện của một Ðấng quyền năng tối thượng đã sáng tạo nên vũ trụ, cái mà con người không thể nào lãnh hội được bằng lý trí của mình, Ðấng đó chính là Ðức Chúa Trời của tôi." (Barnett Lincoln-The Universe and Dr. Einstein, p. 95). Ông cũng tuyên bố: "Tôi sẽ đi nhà thờ nào lấy những lời dạy của Chúa Giê-xu làm tín điều của mình." (Knights Treasure of Illustrations, p. 217)

Cầu Chúa dùng bài làm chứng ngắn này để góp phần rất nhỏ giúp qua vị tin nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu, mời Ngài vào làm chủ cuộc đời mình và nhận được ơn cứu rỗi, tức là sự sống đời đời mà chính Ngài đã hứa ban tặng. Kinh Thánh dạy rằng: "Ðức Chúa Trời là tình yêu". Tin nhận Chúa Giê-xu, quý vị sẽ được nếm trải tình yêu thương ngọt ngào ấy như hàng tỉ người và cả chính tôi đã từng kinh nghiệm được. Quý vị sẽ như một người con lạc đường quay trở về nhà cha đẻ của mình, mọi thứ trước đây ở bên phải nay đều ở bên trái và ngược lại (như đại văn hào Nga Lev Tonstoi đã nhận xét). Phước hạnh và tình thương của Chúa sẽ theo quý vị đến hết cuộc đời như Ngài đã hứa. Vui biết mấy, một ngày mai, chúng ta sẽ được gặp nhau ở Thiên Ðàng, cùng nắm tay ca hát tôn ngợi Ðức Chúa Trời yêu quý, Ðấng Sáng Tạo, đã dựng nên trời đất vũ trụ, cũng như cả quý vị và tôi. Thật là một niềm hạnh phúc tuyệt vời! Ước mong sẽ được trao đổi tâm tình thêm với quý vị qua các phương tiện thông tin hiện có.

Phan Như Ngọc



Quan điểm siêu hình của Darwin
Tác giả: Lê Anh Duy


Vào năm 1859, Charles Darwin cho xuất bản cuốn sách Nguồn Gốc Các Loài (NGCL) [1]. Trong cuốn sách này, ông đặt nền tảng đầu tiên cho thuyết tiến hóa, nói rằng, thế giới sinh học hiện nay tiến hoá một cách tiệm tiến từ một hay một số ít loài đơn giản hơn lên loài phức tạp hơn. Darwin bắt đầu bàn về thuyết tiến hoá (TTH) dựa vào quan sát thực nghiệm trong sự thuần hoá (domestication) thú rừng thành gia súc. Lấy tỉ dụ là chó nhà. Theo ông, sở dĩ có loài chó nhà là vì con người gia hóa chó hoang. Sau khi thú hoang đã trở thành gia súc rồi, con người tiếp tục cấy giống (breeding) theo sở thích riêng của mỗi người để từ một loài thú hoang, có được nhiều giống chó nhà như hiện nay (tỉ dụ như chó săn, chó Nhật, chó xù, chó cụt đuôi, chó mực, v.v.). Theo ông quá trình này bắt đầu từ một thay đổi nhỏ trong đặc tính của một loài thú (tỉ dụ như lông màu đen) - gọi là biến dị, rồi do con người chọn giống, cố kết đặc tính đó lâu ngày nên có loài cho mực. Trong quá trình thuần hóa và cấy giống, thiên nhiên tạo ra những biến dị, còn con người là yếu tố chính, chọn và cố kết một biến dị nào đó của con thú mà họ thích. Do ý thích của mỗi người, thực phẩm, nhiệt độ, môi trường, v.v. khác nhau, nên bắt đầu từ một loài chó hoang, nhiều người khác nhau đã gây giống được nhiều giống chó nhà hiện nay.

Dựa trên kết luận này, Darwin tiếp tục đi xa hơn nữa đưa ra lý thuyết Chọn Lọc Tự Nhiên (CLTN) (Natural Selection) để giải thích nguồn gốc các loài trong thiên nhiên. Theo ông, tất cả các loài hiện nay bắt nguồn từ một số ít loài đơn giản hơn, gọi là loài cha mẹ. Trong loài cha mẹ này có một số biến dị nào đó do thiên nhiên tạo ra. Nếu biến dị đó có lợi cho sự sinh tồn của loài đó, thì biến dị đó cứ được củng cố, và theo thời gian, loài đó phát triển thành loài mới và sinh tồn mạnh mẽ. Ngược lại, nếu biến dị đó có hại cho loài, thì nó sẽ bị diệt chủng. Trong khi yếu tố chính trong quá trình gia hóa và cấy giống là con người, yếu tố chính trong quá trình CLTN là thiên nhiên. Chính thiên nhiên cung cấp biến dị, tạo điều kiện cho quá trình tiến hóa; cũng chính thiên nhiên "chọn" cho loài nào sống vì nó thuận với điều kiện sống của môi trường, và tiêu diệt loài nào đó vì nó có những biến dị nghịch với môi trường.

Trong cuốn Nguồn Gốc Các Loài, Darwin chỉ bàn về những nguyên tắc căn bản của TTH. Vào năm 1871, ông cho xuất bản cuốn sách nữa, Sự Ra Đời Của Con Người (The Descent of Man), trong đó nguồn gốc con người mới được bàn đến một cách cụ thể. Trong cuốn sách này, Darwin cho rằng con người có thể xuất thân từ những động vật thấp hơn như khỉ, từ nhận xét rằng cấu trúc cơ thể và sự phát triển bào thai của các loài này có nhiều điểm tương đồng. Do các công trình này, Darwin được nhiều người xem là cha đẻ của TTH. Tiếp theo Darwin, khoa học gia người Nga Oparin đề ra thuyết tạo sinh vô cơ (abiogenesis) để bổ xung thêm cho thuyết tiến hoá Darwin. Thuyết tạo sinh vô cơ là một chủ thuyết cho rằng sự sống bắt đầu bằng sự kết hợp ngẫu nhiên của các chất vô cơ (như Oxigen, Hydrogen, Nitrogen, Carbon) do sấm sét làm xúc tác. Từ đó, TTH Darwin-Oparin được xem như nền tảng khoa học cho các chủ nghĩa duy vật, trong đó có chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Cơ sở lý thuyết của CNCS là duy vật biện chứng lịch sữ quan, cũng là một kiểu tiến hóa, theo đó, xã hội con người tiến hóa từ tổ chức thấp lên cao, nhờ vào giai cấp đấu tranh, cũng như sự tiến hóa của các loài từ mức thấp lên mức cao vậy, do quá trình chọn lọc tự nhiên vậy. TTH cũng được một số người cổ xúy như là đồng minh cho Phật giáo, vì về bản chất, triết lý tôn giáo Á Đông này cũng là một kiểu tiến hóa của "tâm thức" nhờ vào tu hành.

Tại Việt Nam, TTH có môi trường để phát triển. TTH không còn là một bộ môn khoa học trong trường nữa mà một chính sách của nhà nước để đào tạo nên công dân xã hội chủ nghĩa. Điều kỳ lạ là có một phó tiến sĩ người Việt trong nước, sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, tốt nghiệp hậu đại học từ Đông Âu cũ (cộng sản), chấp nhận TTH như là một hiện thực và dùng nó để chỉ trích các chính sách của nhà nước CSVN [2]. Có một người Việt Nam khoa bảng khác tại hải ngoại có trình độ tiến sĩ khoa học, có khuynh hướng thân cộng sản cũng khẳng định TTH là một dữ kiện (fact) [3], và dùng nó để chống báng Đức Chúa Trời. Trong khi đó, có tiến sĩ Phan Như Ngọc [4], cũng đã từng lớn lên trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa tại miền Bắc Việt Nam, từng giảng dạy các bộ môn duy vật tại các trường đại học Hà Nội, đã từ bỏ chủ nghĩa duy vật mà trở thành Cơ Đốc nhân. Trên thế giới cũng có rất nhiều khoa học gia duy vật, nhưng cũng có các khoa học gia khác như tiến sĩ vũ trụ học, Hugh Ross trở nên Cơ Đốc nhân vì không thể chứng minh được là vũ trụ tự nhiên mà có [5]. Do đó, chúng ta thấy rằng, mặc dù trên bề mặt con người rất khác nhau về tuổi tác, địa vị, giai cấp, học vấn, giống phái, chủng tộc, kinh nghiệm đời, quan điểm chính trị, v.v., cả nhân loại chỉ ở một trong hai phe: Một phe cho rằng có Đấng Tạo Hoá tạo ra vũ trụ trong đó có con người; một phe cho rằng vũ trụ tự nhiên mà có. Trong cả hai phe, có đủ các chuyên gia khoa học có nhiều năm nghiên cứu trong các ngành khoa học liên đới. Như vậy vấn đề TTH không chỉ nằm trong mặt phẳng vật chất, và tâm trí mà nằm trong mặt phẳng tâm linh, trên đó con người phải tự hỏi và phải trả lời cho chính mình: Có Đấng Tạo Hóa hay không?

Trong bài này chúng tôi không trình bày quan điểm chủ quan của chúng tôi về khía cạnh khoa học của TTH, mà bàn về đặc tính tâm lý và tâm linh của những người ủng hộ cho thuyết tiến hóa, đặc biệt là người Việt Nam, và xin hoãn bàn về khía cạnh khoa học trong những bài sau. Ý tưởng chúng tôi trong bài này dựa vào các sự kiện quan sát khi tiếp xúc với những người ủng hộ thuyết tiến hoá trong cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại. Theo nhận xét của chúng tôi, các người ủng hộ TTH có các điểm chung sau đây:

1- Nói nhiều về Darwin, nhưng không đọc sách của Darwin:

Các tác phẩm của Darwin được rất nhiều người đề cao tới như là một công trình khoa học, là nền tảng cho chủ nghĩa duy vật. Người ủng hộ TTH nhắc tới Darwin như là người vô thần đầu tiên đánh bại Thánh Kinh, vì Thánh Kinh dạy rằng chính Đức Chúa Trời tạo dựng ra vũ trụ trong đó có loài người. Họ biểu lộ sự ngưỡng mộ Darwin trong các bài viết của họ, với các tựa đề giựt gân như "Thượng Đế đã chết," "Thượng Đế hấp hối," v.v. nhại theo kiểu triết gia Friedrich Nietzsche. Nhưng nếu họ đọc sách Darwin thì sẽ biết ông không phải là người vô thần như họ muốn. Nếu chúng ta muốn thật sự biết quan điểm siêu hình (metaphysical) của Darwin thì chúng ta phải đọc NGCL. Trong đoạn kết của cuốn sách này, Darwin đã viết như sau:

"Quan niệm về sự sống này [tức là TTH] có vài điểm mạnh. Đầu tiên được Đấng Tạo Hóa truyền hơi thở vào để thành một hay vài thể sống đơn giản nhất. Từ một sự bắt đầu đơn giản đó đã và đang tiến hóa ra vô số những sinh thể đẹp và kỳ diệu nhất trong khi hành tinh này vẫn xoay vần theo đinh luật hấp dẫn cố định."

(There is grandeur in this view of life, with its several powers, having been originally breathed by the Creator into a few forms or into one; and that, whilst this planet has gone cycling on according to the fixed law of gravity, from so simple a beginning endless forms most beautiful and most wonderful have been, and are being, evolved.) [6]

Chúng ta thấy rằng sau khi bàn về TTH trong hơn 600 trang sách, cuối cùng Darwin mới bày tỏ quan điểm siêu hình của ông trong một câu ngắn ngủi trong phần kết luận. Quan điểm của ông là có Đấng Tạo Hóa; Ngài đã tạo dựng ra một số sinh thể đơn giản đầu tiên; và sau đó Ngài đã để cho các sinh thể này tự do tiến hóa mà không can dự vào. Nổ lực của ông không nhằm vào việc trả lời câu hỏi là có Đấng Tạo Hóa hay không mà là sự liên hệ của Ngài với thế gian là bao nhiêu. Quan điểm này "có công" bảo vệ Đấng Tạo Hóa khỏi bị thế gian trách móc vì những đau khổ ở đời (vì Đấng Tạo Hóa không có trách nhiệm gì với thế gian nữa sau khi đã tạo dựng đầu tiên lên vũ tru.) Thật không may cho Darwin, công trình của ông được nhiều người nhận quàng là cơ sở khoa học cho chủ nghĩa vô thần (atheism), là chủ nghĩa không tin có Đấng Tạo Hóa.

Nhưng có bao nhiêu người trên đời này đúng nghĩa là vô thần? Người Mỹ có câu châm ngôn: "Ở dưới hầm trú cá nhân không có ai là vô thần cả." Khi còn được sống, con người thích làm theo sở thích của mình. Những điều mình thích có thể trái ý với Đức Chúa Trời. Nhưng khi đối diện với sự chết con người mới biết là mình sẽ không còn dịp làm những điều mình thích nữa. Khi đó bản ngã của con người mới có dịp hạ xuống để giúp con người nhận biết Đức Chúa Trời. Như vậy sự chết không phải là hoàn toàn vô ích cho con người, là loài có lý trí mạnh. Có sự chết con người mới biết mình nhỏ nhoi trước vũ trụ. Trước sự chết niềm tin con người mới thật sự được chứng nghiệm hay không. Chỉ có sự chết mới có đủ sức mạnh để thách thức lý trí con người một cách tối hậu mà thôi.

Như vậy cái mà chúng ta gọi là "vô thần" thật sự là "chối bỏ Đức Chúa Trời." Khi chối bỏ Ngài, con người cần một cái cớ "hữu lý." Cái cớ đó chính là TTH. Vì họ chỉ cần một cái cớ, nên không cần tìm hiểu xem Darwin tin điều gì, viết điều gì, làm sao đi tới cái kết luận của ông. Họ lười biếng tư duy, chỉ mù quáng chụp lấy công trình của ông, thêm thắt chút đỉnh tùy tiện, rồi gọi đó là siêu hình học của mình. Mỗi khi tâm linh đã có khuynh hướng chống báng Đức Chúa Trời, thì cả tâm linh lẫn não bộ không cần phải động nữa. Họ chụp vội lấy Darwin như "thấy người sang bắt quàn làm họ" mà không buồn cho tác giả một chút ít kính trọng bằng cách bỏ chút thì giờ đọc qua tác phẩm của ông ta.

2- "Thuyết tiến hoá là một dữ kiện (fact)":

Tiến hóa nhân lập đi lập lại câu nói này với một âm điệu rất "khoa học." Nhưng không may nó phơi bày ra ánh sáng một khủng hoảng trong hệ thống tư duy của họ: Nếu đã là "thuyết" thì không thể là "dữ kiện" được. Dữ kiện là một cái gì sáng tỏ, hoàn chỉnh, "đụng chạm" được, "thấy" được, "sờ" được, v.v. Thuyết là một "câu chuyện" được diễn dịch theo ý riêng dựa vào một số dữ kiện. TTH dựa trên một số dữ kiện quan sát của Darwin về sự giống nhau của các loài, từ đó Darwin diễn dịch ra là loài nào giống nhau ắt phải có chung một nguồn gốc. Có thể mọi người đồng ý với Darwin về sự giống nhau của một số loài, nhưng không phải mọi người đều đồng ý với ông rằng nếu chúng đã giống nhau, ắt hẵn phải có chung nguồn gốc. Do vậy, TTH vẫn còn là một lý thuyết chứ không thể là một dữ kiện được. Ngay cả như thuyết Big Bang - là lý thuyết về nguồn gốc của vũ trụ, chặc chẽ hơn nhiều lần về mặt lý thuyết lẫn thực nghiệm so với thuyết tiến hóa, vẫn được gọi là thuyết chứ vẫn không được xem là dữ kiện. Nếu một điều đã là dữ kiện, thì chúng ta không cần nghiên cứu thêm để hoàn chỉnh nó. Nhưng ngày nay, các khoa học gia tiến hóa vẫn tiếp tục tìm tòi trong lãnh vực này; có thành quả khoa học củng cố thuyết tiến hoá, có thành quả chống lại.

Vì không đọc Darwin, nên tiến hoá nhân không biết Darwin đã dành ra ít nhất là một chương để bàn về các yếu điểm, trong đó có sự hiếm hoi về bằng chứng di tích, trong lý thuyết của ông (Chương Sáu: Difficulties of the Theory). Do sự hiếm hoi này, mà cho tới bây giờ sau gần 150 năm người ta vẫn còn đào xới để hy vọng tìm ra nhưng di tích về các loài chuyển tiếp (transitional species - sẽ bàn tới trong các bài sau) để chứng nghiệm cho lý thuyết Darwin. Do vậy, khi một người muốn trình bày cho đọc giả một lý thuyết khoa học một cách khách quan, người đó cần phải trình bày cả hai mặt, thuận và lợi. Nhất là người đó lại có học vị tiến sĩ khoa học, đã từng giảng dạy tại trường Đại Học Khoa Học Sài Gòn, đã từng có các công trình nghiên cứu khoa học, thì sự đòi hỏi trong khi viết lách phải cao hơn người khác. Nhưng trong các bài viết của Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc, là xướng ngôn viên cho TTH người Việt Nam, đọc giả ít thấy ông trình bày dữ kiện khoa học mà hay nghe ông trích dẫn câu nói của các tiến hóa nhân khác về TTH. Như vậy niềm tin của tiến hóa nhân là niềm tin của kẻ khác, và chúng ta biết rằng không phải lúc nào người khác cũng đúng. Như vậy, mặc dù Tiến Sĩ Trần Chung Ngọc đã từng đi qua sự huấn luyện cam go của người làm khoa học: chứng, phản chứng, thu thập, tổng hợp, và phân tích dữ kiện, v.v.- đứng trước vấn đề tâm linh, ông cũng giống như đại đa số các người khác.

Trong khi đó, niềm tin của Cơ Đốc nhân là tiếng thét của chính linh hồn mình về sự Chúa Jesus là ai. Khi "Ðức Chúa Jêsus đã vào địa phận thành Sê-sa-rê Phi-líp, bèn hỏi môn đồ, mà rằng: Theo lời người ta nói thì Con người là ai? Môn đồ thưa rằng: Người nói là Giăng Báp-tít; kẻ nói là Ê-li; kẻ khác lại nói là Giê-rê-mi, hay là một đấng tiên tri nào đó. Ngài phán rằng: Còn các người thì xưng ta là ai? Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa là Ðấng Christ, con Ðức Chúa Trời hằng sống." (Ma-thi-ơ 16:13-16) Đây là lần đầu tiên có một người thốt lên điều thú nhận về Chúa Jesus là Đấng Christ. Lời thú nhận này đã đóng dấu vào người đó dấu ấn của sự cứu rỗi đời đời trong Chúa Jesus Christ. Niềm tin của Cơ Đốc nhân không dựa trên điều kẻ khác nói về Đấng Christ, về Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, mà là sự thú nhận của chính mình về Ngài. Do vậy khi có một giáo hoàng hay "giám mục" hay "mục sư" nào đó nói khác đi về Chúa Jesus Christ, hay công nhận TTH là đúng, Cơ Đốc nhân thật vẫn là người thú nhận trước đám đông và trong sự riêng tư với Ngài, là chính Ngài là Đấng Christ, là chủ tể của vũ trụ này, trong đó có loài người chúng ta.












--(Khuong Nguyen)

Thursday, June 21, 2007

Khát vọng

Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông

Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

(Khát Vọng - Phạm Minh Tuấn)

Biển

Nếu thật buồn em hãy về với biển
Biển xanh rờn như thuở ấy vừa yêu
Giấu bão giông vào đáy lòng sâu thẳm
Biển yên bình, biển hát phiêu diêu

Nếu thật buồn em hãy về với biển
Về bãi cát xưa tìm dấu tích lâu đài
Em sẽ thấy cát dưới chân mằn mặn
Ngỡ chạm vào xưa cũ dấu chân ai?

Nếu thật buồn em hãy về với biển
Viết ước mơ lên những vỏ sò
Và hãy viết tên em lên cát
Chỗ chúng mình đã viết ngày xưa

Nếu thật buồn em hãy về với biển
Sẽ gặp vầng trăng ngụp sóng phía xa bờ
Sẽ thấy bóng một người nôn nao thức
Sẽ thấy còn nguyên vẹn một giấc mơ

(Nếu - Đàm Huy Đông)

Saturday, June 16, 2007

Britney Spears

Just some old songs from Briney Spears when she was a superstar. She used to be my most favorite singer. I love her songs. The way she expressed her feelings, her thoughts, her perceptions about life made me find myself very much inside and I could listen and sing her songs all days and all nights whenever my friends went out leaving me alone in house. All of us agreed that she got strong personality, sensitive heart and obviously she is beautiful, talented and thus everybody loves her.

However, who knows. When she became a woman, when she was so lucky, so rich and she wanted to know more, face everything on her own; when she claimed that she got stronger, was able to overcome any loneliness or deceit, she failed. Just some of continuous slips but they were so profound that she couldn't find the way back, she lost herself. What is the point of just breaking off with an ex-lover and instantly, thoughtlessly replace him by another one just to satisfy her ego or at least try to prove everybody that nobody can make her down? Which credits are earned through using big money to afford cheap funs? What is the point of owning the whole world but loosing thyself?

One of the things I studied from her life is that it's somehow not much good to be so famous or to be admired by so many people. Perhaps the main reason because it leads her to conceit and she easily forgets who she really is. Constantly reacting to so many opinions is restless road and she misses the chance to be herself, the time to reconsider.

Among the people coming to you, could you identify who comes to you with their true hearts and who doesn't? Is there difference between a constructive comment and a pleased one? When you're on the top and suddenly you find out that it isn't stable; that you depend so much on audiences, on the way they define you, on their comments or their claps, what you gonna do? The answer depends on which one is important to you: the compliments from the mass or the true comments from your family and your closed friends. Most importantly, you have to know yourself. A little modest (to be objective), hesitation (to consider new things are good or bad), inner listening (to adjust yourself on time) will always help.

"Thú vui có thể cảm nhận bằng ảo giác nhưng hạnh phúc chỉ có thể cảm nhận từ sự thật."
-- (Khuong Nguyen)

Wednesday, June 13, 2007

Núi




Núi là núi tự bao giờ
Lấy than vẽ núi đứng trơ một mình
Buồn vui núi cũng lặng thinh
Giữa đêm bỗng nhớ như in một người

Sắc màu cho nhộn cuộc chơi
Giản đơn ta chọn lấy người ta thương
Bàn chân dẫm phải vô thường
Đá căn dặn phải biết nhường nhịn nhau

Nhủ lòng vẽ núi thật cao
Núi chân phương cứ lẫn vào mây xa ..........

Cho hạt mưa ngày xa

Đêm nay thành phố lại mưa
Từng hạt nhỏ, vẫn rơi từng hạt nhỏ
Kỉ niệm dột ướt căn gác trọ
Những chiếc lá khô lạc đến nơi nào.

Mưa đầu mùa không chậm cũng mau
Anh cứ hứng cho đầy nỗi nhớ
Chiếc thuyền giấy trôi vào lòng phố
Sao trong lòng rét mướt vu vơ.

Dặn lòng mình đêm ngủ cố nằm mơ
Chiêm bao ấy có bao giờ lừa dối
Mưa đến nhanh bởi vì mưa đi vội
Chiếc lá vàng bỗng nổi gân xanh.

Tay em gầy níu lại giọt mong manh
Nhưng tất cả đã hóa thành ký ức
Anh bỗng sợ một đêm nào tỉnh giấc
Trời đang mưa nhưng quên nhớ một người.

(Trương Trọng Nghĩa)

Sunday, June 10, 2007

Lời của gió

Sáng tác: Duy Thái




Đứa bé

Hôm nay vào youtube search bài "Đứa Bé" nghe lại cho đỡ buồn, không biết sao lại vào cái clip recovered này. Cool, fun. Mấy "đứa bé" sinh viên ở ký túc xá, nhà trọ nó thế, có cực khổ chút nhưng dễ thương và vui tính lắm...

Saturday, June 2, 2007